Skip links

Gỗ công nghiệp là gì? Ứng dụng trong thiết kế thi công nội thất văn phòng.

Khái niệm

Gỗ công nghiệp đang dần trở thành loại gỗ được ưa chuộng nhiều nhất hiện nay trên thị trường nội thất bởi những ưu điểm nổi bật của nó như giá thành phải chăng, mẫu mã đa dạng, dễ thi công.

Qua bài viết này, PT3D sẽ đưa đến cho các bạn cái nhìn cụ thể hơn về gỗ công nghiệp và cách ứng dụng vào không gian văn phòng của mình nhé!

Gỗ công nghiệp là gì:

Gỗ công nghiệp là loại gỗ được con người sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với những thớ gỗ vụn (nguyên liệu thừa từ gỗ tự nhiên) qua các quá trình xử lý kĩ thuật và nhiệt để làm ra một tấm gỗ hoàn chỉnh.

Gỗ công nghiệp

Đặc điểm của gỗ công nghiệp:

  1. Gỗ công nghiệp không chịu tác động của thời tiết: Gỗ công nghiệp sẽ không bị biến dạng như cong, vênh do tác động từ thời tiết mà chỉ bị thay đổi bởi các tác động cơ học
  2. Không bị mối mọt: Đã được tẩm, sấy và có cốt liệu bột kết hợp với hợp chất chống mối mọt nên gỗ công nghiệp sẽ không bị phá hủy bởi mối mọt
  3. Khả năng chống ẩm cao: Gỗ công nghiệp có khả năng chịu ẩm cao, không bị phá hủy nếu ngâm trong nước.

Cấu tạo của gỗ công nghiệp:

Được cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản là: phần cốt gỗ và phần lớp phủ.

Phần cốt lõi bên trong gỗ:

Cốt gỗ MFC(ván dăm): được sản xuất từ gỗ rừng trồng từ các loại cây thu hoạch ngắn ngày như cây keo, cao su, bạch đàn.

Gỗ công nghiệp MFC

Cốt gỗ MDF: bao gồm các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, chất chống mối mọt, chống mốc, bột độn vô cơ, chất lượng tốt hơn loại cốt MFC

Gỗ công nghiệp MDF

Cốt gỗ HDF: là cốt gỗ cứng và chắc nhất khi được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, phần còn lại là phụ gia và chất kết dính., có độ dày từ 6mm – 24mm. Gỗ HDF có độ cứng cao, khả năng cách âm và khả năng cách nhiệt cao.

Gỗ công nghiệp HDF

Cốt ván ép (plywood): được làm ra từ gỗ tự nhiên thái từng lạng mỏng ra từng tấm có độ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép một cánh đan xen lại với nhau cùng với chất kết dính. Gỗ plywood có khả năng chiu lực tốt hơn MDF và MFC, nhưng lại kém hơn HDF

Gỗ công nghiệp Plywood

Cách phân biệt các loại lớp cốt qua đặc điểm nhận dạng

Cách phân biệt các loại cốt gỗ công nghiệp
Cách phân biệt các loại cốt gỗ công nghiệp

Lớp phù bề mặt:

Bền mặt melamin: Là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm), có giá thành rẻ nhất trong các loại lớp phủ, màu sắc bền bỉ theo thời gian, đặc biệt khả năng chống thấm nước.

Lớp phủ melamine

Bề mặt phủ laminate: có độ dày và giá thành cao và cho ra sản phẩm hoàn thiện đẹp hơn Melamine

Lớp phủ Laminate

Bề mặt phủ Acrylic: có đặc trưng về độ sáng bóng hiện đại có nguồn gốc từ các hợp chất axit acrylic hoặc axit metacrylic, ngoài tính thẩm mĩ cao ra, nhựa điểm là dễ trầy xước và giá thành cao.

Bề mặt phủ Acrylic

Bề mặt phủ Veneer: thường làm từ gỗ tự nhiên sau khi khai thác sẽ được bóc ly tâm với những lát dày từ 0.3 – 0.6mm với độ rộng trung bình từ 180mm – 240mm. Bề mặt Veneer có thể tạo hình theo mong muốn.

Lớp phủ Veneer

Bề mặt phủ sơn: là lớp phủ bên ngoài bảo vệ các cấu trúc bên trong gỗ, với ưu điểm màu sắc vô cùng đa dạng, với từng hãng sơn khác nhau sẽ cho độ bền và tính thẩm mĩ khác nhau.

Lớp phủ sơn hoàn thiện lên gỗ công nghiệp MDF và Veneer

Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong thiết kế thi công nội thất văn phòng

MDF và MFC, Black HDF được ứng dụng nhiều trong các đồ nội thất văn phòng ví dụ như:

Tủ văn phòng

Bàn làm việc, bàn họp

Vách ốp trang trí ….

Vách ốp trang trí bằng gỗ công nghiệp MFC
Bàn làm việc, hộc tủ được làm bằng gỗ công nghiệp MDF
Tủ bếp pantry được làm bằng gỗ công nghiệp MFC
Bàn làm việc gỗ công nghiệp MFC
Vách trang trí , ốp tường được làm bằng gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp Black HDF được làm vách ngăn WC

Fanpage facebook : PT3D Interior Design

Leave a comment

This website uses cookies to improve your web experience.
Explore
Drag